• CSKH: 091 227 9944
  • Hỗ trợ trực tuyến 
    091 227 9944
    02973 799 709
Nguyên nhân cơ bản động sương tại miệng gió
Nguyên nhân cơ bản động sương tại miệng gió

Nguyên nhân cơ bản động sương tại miệng gió

Số điện thoại: S000774 Lượt xem: 1975

NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN ĐỌNG SƯƠNG TẠI MIỆNG GIÓ
1Van Điều Chỉnh lưu lượng gió mở quá nhỏ làm gió không đi qua được  Dẫn đến không khí đầu ra quá lạnh, gây đọng nước trên Miệng gió
2Lưới lọc phía đầu hồi bị dơ, bụi bẩn nên quạt không thể hút gió qua được  Làm Không khí đầu ra quá lạnh, gây đọng sương
3Bọc cách nhiệt đường gió cấp không tốt  Gây hiện tượng nhiễu nước và nước sẽ chảy xuống bề mặt ngoài của Miệng gió
4Do vận tốc gió ra tại cửa gió lớn hoặc quá bé 
5Do chênh lệch nhiệt độ giữa gió cấp và nhiệt độ phòng (hay xảy ra với những công trình mới đi vào hoạt động)
6Thi công bọc bảo ôn không kín giữa hộp gió và cửa gió.
7. Các không gian chung như sảnh lớn, công suất lạnh không đảm bảo (nhất là tại các không gian gần kính, lắp miệng gió gần đó sẽ xảy ra đọng sương)

Mô tả chi tiết

nhà thầu điện lạnh 2k

NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN ĐỌNG SƯƠNG TẠI MIỆNG GIÓ:

1. Van Điều Chỉnh lưu lượng gió mở quá nhỏ làm gió không đi qua được  Dẫn đến không khí đầu ra quá lạnh, gây đọng nước trên Miệng gió

2. Lưới lọc phía đầu hồi bị dơ, bụi bẩn nên quạt không thể hút gió qua được  Làm Không khí đầu ra quá lạnh, gây đọng sương

3. Bọc cách nhiệt đường gió cấp không tốt  Gây hiện tượng nhiễu nước và nước sẽ chảy xuống bề mặt ngoài của Miệng gió

4. Do vận tốc gió ra tại cửa gió lớn hoặc quá bé 

5. Do chênh lệch nhiệt độ giữa gió cấp và nhiệt độ phòng (hay xảy ra với những công trình mới đi vào hoạt động)

6. Thi công bọc bảo ôn không kín giữa hộp gió và cửa gió.

7. Các không gian chung như sảnh lớn, công suất lạnh không đảm bảo (nhất là tại các không gian gần kính, lắp miệng gió gần đó sẽ xảy ra đọng sương)

BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC: 
Giải quyết tuyệt đối vấn đề Đọng sương là không thể triệt để. Tuy nhiên có thể sử dụng các Giải pháp để hạn chế việc đọng sương tại Miệng gió. Giải pháp còn tùy thuộc vào công năng sử dụng của Công trình và Chi phí đầu tư

1. Giải Pháp Về Thiết Kế
- Với các công trình, yêu cầu tuyệt đối không được rớt nước vào đồ vật bên trong. Hệ thống ống gió, cửa gió bắt buộc phải thiết kế đi ngầm. Hướng thổi để khuếch tán cũng như hồi nhiệt là hướng lên trên hoặc hướng nằm ngang. Hệ thống ống dẫn gió tươi phải qua xử lý khử ẩm. Việc tính toán vận tốc gió trong đường ống dẫn gió, tại các miệng gió cấp – miệng gió hồi cũng phải được tính toán và hiệu chỉnh theo.

- Với các công trình có yêu cầu thấp hơn. Có thể bố trí hệ thống ống gió, cửa gió trên trần và hướng xuống dưới. Với hệ thống này sẽ giúp giảm tải được chi phí đầu tư sao cho phù hợp với ngân sách.



2. Giải Pháp Vận Hành 
Với các công trình đã đi vào vận hành nhưng vẫn phát sinh vấn đề đã nêu trên thì có thể dùng các giải pháp vận hành hệ thống để hạn chế.

- Kiểm tra vận tốc gió tại các cửa cấp gió, vận tốc gió nhỏ quá "Không khí đầu ra quá Lạnh" ⇒ Sẽ gây đọng nhiệt lâu tại vị trí xung quanh miệng gió. Làm trầm trọng hơn hiện tượng đọng sương. Khi đó phải tăng tốc độ quạt gió điều hòa. Bên cạnh đó phải kiểm tra các đường ống dẫn gió xem có bị tắc hay móp méo.

- Kiểm tra van gió xem độ mở đã đạt. Nếu độ mở của van quá nhỏ cũng có thể gây cản trở dòng khí, ảnh hưởng đến vận tốc gió.

- Kiểm tra các cửa đi, cửa sổ. Nếu chưa đóng thì phải đóng hết lại, để cách li môi trường bên trong và bên ngoài công trình.

- Kiểm tra lưu lượng gió cấp tươi, nếu lượng gió tươi cấp vào quá lớn. Có thể điều chỉnh tốc độ vòng quay của quạt hoặc đóng bớt các van điều chỉnh lưu lượng gió

3. Cơ bản 
Nguyên nhân đọng sương cơ bản là do trong Khối Không Khí có lượng ẩm cao và gặp Bề mặt có Nhiệt độ Thấp dưới Nhiệt độ Đọng Sương của Khối Không Khí đó. Khi điều kiện này xảy đến thì lượng hơi nước trong khối Không khí sẽ bị tách ra và Đọng lại trên Bề mặt nhiệt độ Thấp.

Như vậy để xử lý thì ta quan tâm đến 2 thứ:
- Một là giảm lượng ẩm của khối không khí đó.
- Hai là khống chế nhiệt độ bề mặt bị đọng sương cao hơn nhiệt độ đọng sương của khối không khí xung quanh nó.

Ngoài ra, thì cấu tạo bề mặt miệng thổi cũng có ít nhiều tác động. Ví dụ: bề mặt càng rộng thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho hơi nước đọng sương.



Đánh giá

     

 

Bình luận

  Ý kiến bạn đọc